MẪU ĐƠN KHIẾU NẠI VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Bởi:

1. Khái niệm

Đơn khiếu nại về ô nhiễm môi trường là đơn do cá nhân, cơ quan, tổ chức lập ra gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại tòa án về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường khi phát hiện các hành vi bị coi là gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, mạch nước ngầm, đất đai của khu vực xung quanh nơi ô nhiễm… để cơ quan chức năng kịp thời có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa những hậu quả xấu tiếp tục xảy ra.

2. Thẩm quyền giải quyết

Theo quy định tại khoản 1 Điều 163 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:

“Điều 163. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.”

Căn cứ vào Điều 166 và Điều 168 Luật Bảo vệ môi trường 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra hành vi gây ô nhiễm môi trường có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về môi trường theo quy định của pháp luật.

3. Nội dung của đơn khiếu nại về ô nhiễm môi trường

- Quốc hiệu, tiêu ngữ

- Tên văn bản: Đơn khiếu nại...

- Kính gửi: Ghi rõ cơ quan có thẩm quyền giải quyết

- Thông tin người khiếu nại:

  • Họ và tên người khiếu nại;
  • Năm sinh;
  • Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;
  • Địa chỉ đăng ký thường trú;
  • Địa chỉ liên hệ;
  • Số điện thoại liên lạc.

- Thông tin người bị khiếu nại:

  • Họ và tên cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm môi trường;
  • Địa chỉ làm việc, cư trú, trụ sở (nếu có)
  • Số điện thoại liên lạc.….

- Nội dung khiếu nại: Khiếu nại về hành vi gây ô nhiễm môi trường của ai thực hiện, xảy ra ở đâu, trong khoảng thời gian nào? Tóm tắt nội dung vụ việc. 

- Lời cam đoan

- Ngày làm đơn; Ký và ghi rõ họ tên

- Các tài liệu cụ thể để chứng minh cho hành vi gây ô nhiễm môi trường đã gây ra thiệt hại như thế nào, vi phạm pháp luật ra sao.

4. Biểu mẫu

TẢI VỀ mẫu đơn khiếu nại ô nhiễm môi trường

5. Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “MẪU ĐƠN KHIẾU NẠI VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CHUẨN“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Luattructuyen24h.com luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến hồ sơ, mẫu đơn,… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn pháp luật trực tiếp hoặc tư vấn pháp luật trực tuyến, quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900 1145 hoặc 0972 798 172 để được các chuyên gia pháp lý của Luật trực tuyến 24h tư vấn, hỗ trợ.

6. Câu hỏi thường gặp

(1) Hành vi gây ô nhiễm môi trường bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điều 4 Văn bản hợp nhất số: 05/VBHN-BTNMT ngày 30/06/2021 quy định về hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:

- Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

  • Cảnh cáo;
  • Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn chịu hình thức xử phạt bổ sung và có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của điều này.

  • Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: 

(2) Hành vi gây ô nhiễm môi trường có bị đi tù không?

Theo Điều 235 Bộ Luật Hình sự 2015, sử đổi bổ sung 2017 quy định về “ Tội gây ô nhiễm môi trường”, cụ thể:

- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 3.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam chất thải nguy hại khác; Thải ra môi trường từ 150.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 300.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 100.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 150.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;….

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 10.000 kilôgam đến dưới 50.000 kilôgam chất thải nguy hại khác; Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 200.000 kilôgam đến dưới 500.000 kilôgam;Gây hậu quả nghiêm trọng…

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật 5.000 kilôgam trở lên chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc 50.000 kilôgam trở lên chất thải nguy hại khác; Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường 500.000 kilôgam trở lên;…

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

- Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng; Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 12.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm; Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 12.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.”.

Qua những phân tích trên thì hành vi gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh của cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

4.00 trên 5 dựa trên 1 đánh giá
( đánh giá của khách hàng)
THÀNH VIÊN SÁNG LẬP
Dịch vụ chất lượng cao - Giải pháp hiệu quả nhất

Giải pháp của chúng tôi tạo nên sự khác biệt
Dịch vụ của chúng tôi luôn mang lại sự hài lòng cho khách hàng
Chúng tôi luôn cố gắng, cố gắng nhiều hơn nữa vì lợi ích cao nhất của khách hàng

Liên hệ luật sư


Captcha refresh
  • Thủ tục nhập khẩu
    Thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú

    27/05/2019 15:34:00

    Thành phần hồ sơ: a) Bản khai nhân khẩu (HK01). b) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu (HK02). c) Giấy chuyển hộ khẩu (HK07). d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ...  

  • Thủ tục xác nhận hộ gia đình thuộc diện được nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế
    Thủ tục xác nhận hộ gia đình thuộc diện...

    18/03/2019 14:34:00

    Thủ tục xác nhận hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2016-2020 thuộc diện đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế  

  • Điều kiện để một di chúc được coi là hợp pháp
    Điều kiện để một di chúc được coi là hợp pháp

    11/07/2018 10:03:00

    Quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế là những quyền cơ bản của công dân  được pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên, trên thực tế, do việc coi trọng những phong tục tập quán, tình cảm gia đình đã khiến cho không ít người bỏ qua việc đảm bảo thi hành quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế.

  • Cấm UBND xã nhận xét việc chấp hành pháp luật vào Sơ yếu lý lịch
    Cấm UBND xã nhận xét việc chấp hành pháp...

    02/10/2017 15:39:00

    Khi chứng thực Sơ yếu lý lịch của công dân thì UBND cấp xã, Phòng tư pháp thuộc UBND cấp huyện, các tổ chức hành nghề công chứng tuyệt đối không được phê nội dung nhận xét về việc chấp hành chủ trương, pháp luật, chính sách, quy định… của Đảng, Nhà nước, địa phương...

  • Đăng ký thành lập mới Công ty được hợp nhất là Công ty TNHH Một thành viên dó Cá nhân làm chủ sở hữu
    Đăng ký thành lập mới Công ty được hợp...

    31/05/2017 14:15:00

    Thành phần hồ sơ: 1. Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp (đã ghép nội dung công bố thông tin); 2. Điều lệ Công ty; 3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP của chủ sở hữu công ty; 4. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp...

 

Đang xử lý...