NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
01:12:00 07/12/2022
Bởi: Admin
1. Khái niệm
Căn cứ theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Thành lập doanh nghiệp có thể hiểu là quá trình đầu tiên để tổ chức hoặc cá nhân có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình một cách hợp pháp.
2. Những điều cần lưu ý
2.1. Loại hình doanh nghiệp
Hiện nay, có 5 loại hình doanh nghiệp là: Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên; Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên; Công ty cổ phần; Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh. Để lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp thì doanh nghiệp cần dựa vào các tiêu chí sau:
- Số lượng thành viên tham gia góp vốn
- Khả năng góp vốn
- Cơ cấu tổ chức
- Trách nhiệm tài sản
2.2. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Cần xác định rõ tất cả các ngành nghề kinh doanh mà công ty sẽ hoạt động trong thời gian tới. Nếu chọn ngành nghề yêu cầu điều kiện thì phải tiến hành đảm bảo các yêu cầu cần thiết, tiếp đó, tiến hành xin giấy phép kinh doanh rồi mới được đi vào hoạt động kinh doanh.
2.3. Đặt tên công ty
Nên đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các công ty đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc). Cách xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, chúng ta có thể truy cập vào “Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp” để tra cứu.
- Tên công ty phải là duy nhất và không gây nhầm lẫn hay trùng lặp
- Công ty cần có tên riêng và tên riêng này phải là duy nhất, không được trùng hay giống với các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trước đó.
- Doanh nghiệp phải chuẩn bị tên công ty đầy đủ cấu trúc, gồm loại hình công ty + tên riêng. Loại hình sẽ là một trong 5 loại hình được nhắc đến trong loại hình doanh nghiệp, còn tên riêng sẽ do doanh nghiệp tự đặt.
- Để tránh trùng lặp với công ty khác, doanh nghiệp có thể sử dụng tên viết tắt hay tên tiếng anh, nhưng phải đảm bảo tên công ty sẽ không gây nhầm lẫn, không có tình trạng thêm tiền tố, hậu tố hay ký hiệu thiếu văn hóa trong tên. Doanh nghiệp không được dùng tên cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước để đặt tên cho công ty.
2.4. Xác định địa chỉ trụ sở công ty
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
- Địa chỉ công ty thì không được đặt ở khu vực cấm, nhà chung cư hay tập thể
- Công ty cần có địa chỉ kinh doanh thì mới được phép tiến hành đăng ký kinh doanh.
- Công ty có thể sử dụng nhà riêng có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc tiến hành thuê văn phòng để đặt địa chỉ công ty. Địa chỉ công ty phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam, có số nhà, hẻm, quận, huyện, thành phố…rõ ràng, chính xác.
- Không sử dụng địa chỉ giả để làm địa chỉ công ty.
2.5. Xác định thành viên/cổ đông góp vốn
- Công ty bạn thành lập có bao nhiêu thành viên/cổ đông góp vốn?
- Số vốn góp của mỗi thành viên/cổ đông là bao nhiêu?
- Tỷ lệ vốn góp của mỗi thành viên/cổ đông là bao nhiêu?
2.6. Xác định mức vốn điều lệ
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp đủ trong một thời hạn nhất định (không quá 90 ngày kể từ ngày được cấp phép hoạt động) và được ghi vào Điều lệ công ty.
2.7. Xác định người đại diện pháp luật
- Người đại diện theo pháp luật là người do pháp luật hoặc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định, để đại diện cho công ty thực hiện các giao dịch như ký hợp đồng, ký các văn bản hồ sơ thuế...
- Công ty có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện pháp luật tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Người đại diện pháp luật phải là người có năng lực, kinh nghiệm, có khả năng quyết định những công việc quan trọng của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
- Có thể để cho giám đốc, chủ tịch… làm người đại diện pháp luật cho công ty .
3. Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Luattructuyen24h.com luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến hồ sơ, mẫu đơn,… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn pháp luật trực tiếp hoặc tư vấn pháp luật trực tuyến, quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900 1145 hoặc 0972 798 172 để được các chuyên gia pháp lý của Luật trực tuyến 24h tư vấn, hỗ trợ.
4. Câu hỏi thường gặp
(1) Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
(2) Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp của công ty cổ phần gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp của công ty cổ phần gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;
+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
1 2 3 4 5