Sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc bị xử lý như thế nào?

Bởi:

Hiện nay, ở nước ta vấn đề sản xuất, buôn bán thực phẩm bẩn đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, thậm chí là cả tính mạng của người tiêu dùng. Hàng trăm vụ ngộ độc thực phẩm, hàng trăm nghìn người chết vì các căn bệnh ung thư trong những năm gần đây,… đều là những con số biết nói về thực trạng đáng báo động trong vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta.

Vậy pháp luật quy định như thế nào về xử lý các hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm?

  1. Xử phạt hành chính

Vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm quy định tại Nghị định 178/2013/NĐ-CP bao gồm:

  • Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm;

  • Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

  • Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm xuất khẩu;

  • Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn.

Mức xử phạt hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm:

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

-   Mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa với hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm của cá nhân là 100 triệu đồng và tổ chức là 200 triệu đồng.

-  Trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm (đối với cá nhân) hoặc thấp hơn 07 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm (đối với tổ chức) thì mức phạt được áp dụng không quá 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm đối với cá nhân hoặc 07 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với tổ chức; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

-  Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

-  Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Ngoài hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

-  Buộc thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật trên cạn chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y trước khi sản xuất, chế biến thực phẩm;

-  Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa vi phạm;

-  Buộc hủy bỏ kết quả kiểm nghiệm được thực hiện từ mẫu thực phẩm bị đánh tráo hoặc giả mạo hoặc phiếu kết quả kiểm nghiệm được cấp sai quy định;

-  Buộc tiêu hủy giấy tờ giả;

-  Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm trong trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm.

  1. Xử lý hình sự

Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 317 Bộ luật hình sự 2015, cụ thể như sau:

Người sản xuất, chế biến thức ăn nếu phạm 4 lỗi sau sẽ bị phạt tiền 50-200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm:

  • Thứ nhất, hành vi sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm.

  • Thứ hai, người sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm.

  • Thứ ba, người sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm. Cụ thể, những chất này sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm.

  • Thứ tư, hành vi chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm; sử dụng hóa chất, phụ gia,... hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm. Việc sử dụng này gây tổn hại cho sức khỏe của một người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%. Hành vi đó khiến người phạm tội thu lợi bất chính từ 50 đến 100 triệu đồng.

Người vi phạm nếu thực hiện các hành vi nói trên có tổ chức, làm chết người, tái phạm nhiều lần, nguy hiểm… khung hình phạt sẽ mở rộng từ 3 đến 20 năm thay vì 3-15 năm như luật cũ. Số tiền bị phạt cũng cao hơn, lên tới 500 triệu đồng.

4.00 trên 5 dựa trên 1 đánh giá
(5 đánh giá của khách hàng)
THÀNH VIÊN SÁNG LẬP
Dịch vụ chất lượng cao - Giải pháp hiệu quả nhất

Giải pháp của chúng tôi tạo nên sự khác biệt
Dịch vụ của chúng tôi luôn mang lại sự hài lòng cho khách hàng
Chúng tôi luôn cố gắng, cố gắng nhiều hơn nữa vì lợi ích cao nhất của khách hàng

Liên hệ luật sư


Captcha refresh
  • Thủ tục nhập khẩu
    Thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú

    27/05/2019 15:34:00

    Thành phần hồ sơ: a) Bản khai nhân khẩu (HK01). b) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu (HK02). c) Giấy chuyển hộ khẩu (HK07). d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ...  

  • Thủ tục xác nhận hộ gia đình thuộc diện được nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế
    Thủ tục xác nhận hộ gia đình thuộc diện...

    18/03/2019 14:34:00

    Thủ tục xác nhận hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2016-2020 thuộc diện đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế  

  • Điều kiện để một di chúc được coi là hợp pháp
    Điều kiện để một di chúc được coi là hợp pháp

    11/07/2018 10:03:00

    Quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế là những quyền cơ bản của công dân  được pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên, trên thực tế, do việc coi trọng những phong tục tập quán, tình cảm gia đình đã khiến cho không ít người bỏ qua việc đảm bảo thi hành quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế.

  • Cấm UBND xã nhận xét việc chấp hành pháp luật vào Sơ yếu lý lịch
    Cấm UBND xã nhận xét việc chấp hành pháp...

    02/10/2017 15:39:00

    Khi chứng thực Sơ yếu lý lịch của công dân thì UBND cấp xã, Phòng tư pháp thuộc UBND cấp huyện, các tổ chức hành nghề công chứng tuyệt đối không được phê nội dung nhận xét về việc chấp hành chủ trương, pháp luật, chính sách, quy định… của Đảng, Nhà nước, địa phương...

  • Đăng ký thành lập mới Công ty được hợp nhất là Công ty TNHH Một thành viên dó Cá nhân làm chủ sở hữu
    Đăng ký thành lập mới Công ty được hợp...

    31/05/2017 14:15:00

    Thành phần hồ sơ: 1. Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp (đã ghép nội dung công bố thông tin); 2. Điều lệ Công ty; 3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP của chủ sở hữu công ty; 4. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp...

 

Đang xử lý...