MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ XEM XÉT MỚI NHẤT

Bởi:

 

1. Khái niệm

Mẫu Đơn đề nghị xem xét là mẫu văn bản được các cá nhân, tổ chức sử dụng khi có nhu cầu đề xuất, kiến nghị với cấp trên để xem xét giải quyết một vấn đề nào đó phát sinh trong đời sống xã hội.

2. Nội dung của Đơn đề nghị xem xét

Về cơ bản việc viết đơn đề nghị rất đơn giản, chỉ cần lưu ý một số điểm như sau:

+ Quốc hiệu và tiêu ngữ phải chính xác theo đúng thể thức

+ Thông tin của người làm đơn đề nghị chính xác

  • Với tổ chức: Ghi tên tổ chức, mã số thuế của tổ chức, địa chỉ trụ sở của tổ chức, người đại diện theo pháp luật của tổ chức theo đúng giấy phép hoạt động và điều lệ.
  • Với cá nhân: Ghi họ và tên của cá nhân, ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư nhân nhân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp và quốc tịch, nơi thường trú, nơi ở hiện tại, thông tin liên hệ khi cần…

+ Tóm tắt nội dung đề nghị: Ghi rõ nội dung thông tin vụ việc cần cung cấp một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất

+ Yêu cầu đề nghị: Ghi rõ nội dung đề nghị, cần cá nhân/tổ chức/cơ quan thực hiện việc gì

+ Ghi rõ các tài liệu cụ thể kèm theo (nếu có).

3. Mẫu đơn

TẢI VỀ mẫu đơn đề nghị xem xét mới nhất  

4. Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ XEM XÉT MỚI NHẤT“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Luattructuyen24h.com luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến hồ sơ, mẫu đơn,… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn pháp luật trực tiếp hoặc tư vấn pháp luật trực tuyến, quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900 1145 hoặc 0972 798 172 để được các chuyên gia pháp lý của Luật trực tuyến 24h tư vấn, hỗ trợ.

5. Câu hỏi thường gặp

(1) Kiến nghị là gì?

Theo Điều 2 Luật tiếp công dân 2013 quy định về kiến nghị thì kiến nghị được hiểu là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó.

(2) Phân biệt kiến nghị và đề nghị

- Đối tượng thực hiện:

+ Kiến nghị: Cá nhân, tổ chức gửi đến cá nhân, đơn vị, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

+ Đề nghị: Cá nhân, tổ chức gửi đến cá nhân, đơn vị, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

- Nội dung: 

+ Kiến nghị: Trình bày ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tổ chức về vấn đề chính sách, chủ trương, đường lối của cơ quan nhà nước về một lĩnh vực có ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, tổ chức đó.

+ Đề nghị: Trình bày ý kiến, thông tin, giải pháp về một vấn đề trong xã hội mà chưa có chính sách, chủ trương, đường lối cụ thể để khắc phục.

- Mục đích: 

+ Kiến nghị: Mong muốn có chính sách, đường lối, chủ trương mới phù hợp và khắc phục tình trạng do những quy định chưa phù hợp trước đó.

+ Đề nghị: Mong muốn có chính sách, quy định để giải quyết vấn đề đang tồn tại.

- Ví dụ: 

+ Kiến nghị: Đơn kiến nghị về vấn đề triển khai thực hiện các dự án thủy điện làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất, sinh hoạt và văn hóa của khu vực dân cư vùng hạ lưu.

+ Đề nghị: Đơn đề nghị miễn giảm thuế. Đơn đề nghị được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

(3) Tiếp công dân là gì?

Khoản 1 Điều 2 Luật tiếp công dân 2013 quy định “Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm tiếp công dân đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.

Tiếp công dân bao gồm tiếp công dân thường xuyên, tiếp công dân định kỳ và tiếp công dân đột xuất.”

(4) Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong công tác tiếp công dân?

Căn cứ pháp lý:

Luật Tiếp công dân số 42/2013/QH13 ngày 25-11-2013 của Quốc hội;

Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26-06-2014 của Chỉnh phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân;

Thông tư 06/2014/TT-TTCP ngày 31-10-2014 của Thanh tra Chỉnh phủ Quy định quy trình tiếp công dân;

Theo Điều 6 Luật Tiếp công dân các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác tiếp công dân:

1. Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

2. Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp.

3. Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.

4. Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng.

5. Xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.

6. Đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ.

7. Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân.

8. Vi phạm các quy định khác trong nội quy, quy chế tiếp công dân.

4.00 trên 5 dựa trên 1 đánh giá
( đánh giá của khách hàng)
THÀNH VIÊN SÁNG LẬP
Dịch vụ chất lượng cao - Giải pháp hiệu quả nhất

Giải pháp của chúng tôi tạo nên sự khác biệt
Dịch vụ của chúng tôi luôn mang lại sự hài lòng cho khách hàng
Chúng tôi luôn cố gắng, cố gắng nhiều hơn nữa vì lợi ích cao nhất của khách hàng

Liên hệ luật sư


Captcha refresh
  • Thủ tục nhập khẩu
    Thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú

    27/05/2019 15:34:00

    Thành phần hồ sơ: a) Bản khai nhân khẩu (HK01). b) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu (HK02). c) Giấy chuyển hộ khẩu (HK07). d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ...  

  • Thủ tục xác nhận hộ gia đình thuộc diện được nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế
    Thủ tục xác nhận hộ gia đình thuộc diện...

    18/03/2019 14:34:00

    Thủ tục xác nhận hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2016-2020 thuộc diện đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế  

  • Điều kiện để một di chúc được coi là hợp pháp
    Điều kiện để một di chúc được coi là hợp pháp

    11/07/2018 10:03:00

    Quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế là những quyền cơ bản của công dân  được pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên, trên thực tế, do việc coi trọng những phong tục tập quán, tình cảm gia đình đã khiến cho không ít người bỏ qua việc đảm bảo thi hành quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế.

  • Cấm UBND xã nhận xét việc chấp hành pháp luật vào Sơ yếu lý lịch
    Cấm UBND xã nhận xét việc chấp hành pháp...

    02/10/2017 15:39:00

    Khi chứng thực Sơ yếu lý lịch của công dân thì UBND cấp xã, Phòng tư pháp thuộc UBND cấp huyện, các tổ chức hành nghề công chứng tuyệt đối không được phê nội dung nhận xét về việc chấp hành chủ trương, pháp luật, chính sách, quy định… của Đảng, Nhà nước, địa phương...

  • Đăng ký thành lập mới Công ty được hợp nhất là Công ty TNHH Một thành viên dó Cá nhân làm chủ sở hữu
    Đăng ký thành lập mới Công ty được hợp...

    31/05/2017 14:15:00

    Thành phần hồ sơ: 1. Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp (đã ghép nội dung công bố thông tin); 2. Điều lệ Công ty; 3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP của chủ sở hữu công ty; 4. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp...

 

Đang xử lý...