Mẫu đơn tố cáo Đảng viên vi phạm
08:11:00 28/11/2022
Bởi: Admin
1. Mẫu đơn tố cáo Đảng viên vi phạm là gì?
Mẫu đơn tố cáo đảng viên vi phạm là văn bản được lập ra bởi cá nhân gửi đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để đề nghị xem xét tư cách đảng viên khi có những sai phạm. Nội dung đơn phải phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo tuân thủ đúng luật định thì mới được xem xét và xử lý.
Mẫu đơn tố cáo đảng viên vi phạm được cá nhân là người tố cáo sử dụng để gửi đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nhằm đề nghị xem xét tư cách đảng viên bị tố cáo khi có những sai phạm.
2. Thủ tục tố cáo đảng viên vi phạm
Căn cứ theo Luật Tố cáo 2018 và Quyết định 22-QĐ/TW 2021 thì thủ tục giải quyết tố cáo Đảng viên vi phạm được quy định như sau:
Bước 1: Thụ lý tố cáo
Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý khi có đủ các điều kiện tại Khoản 1 Điều 29 Luật Tố cáo 2018.
Khi nhận được tố cáo, cơ quan nhận đơn phải phân loại, giải quyết các trường hợp thuộc phạm vi trách nhiệm hoặc phối hợp với các tổ chức đảng có thẩm quyền để giải quyết; nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì chuyển đến các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết các đơn tố cáo.
Thời hạn giải quyết tố cáo: Chậm nhất 90 ngày đối với cấp tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương trở xuống; 180 ngày đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được tố cáo (gửi, tố cáo trực tiếp hoặc theo dấu bưu điện chuyển đến).
Trường hợp vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo nhưng không quá 30 ngày, đồng thời phải thông báo cho người tố cáo, người bị tố cáo, tổ chức có liên quan biết. Sau khi giải quyết xong, phải thông báo cho người tố cáo biết kết quả giải quyết tố cáo bằng hình thức thích hợp.
Trường hợp tố cáo có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, ủy ban kiểm tra báo cáo cấp ủy cùng cấp chỉ đạo phối hợp giải quyết.
Trường hợp người tố cáo xin rút nội dung tố cáo thì tổ chức đảng giải quyết tố cáo không xem xét, giải quyết nội dung tố cáo đó, trừ trường hợp có căn cứ xác định người tố cáo bị đe dọa, ép buộc, mua chuộc.
Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo
Xác minh về thông tin người bị tố cáo
Xác minh nội dung tố cáo phải giải quyết đối với Đảng viên: Những nội dung liên quan đến tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên; việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng; về nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
Những nội dung tố cáo mà ủy ban kiểm tra chưa đủ điều kiện xem xét thì kiến nghị cấp ủy hoặc phối hợp hay yêu cầu tổ chức đảng ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo
Xác định có hay không hành vi vi phạm pháp luật
Biện pháp xử lý
Chậm nhất 5 ngày làm việc người giải quyết tố cáo phải gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo và cơ quan cấp trên người bị tố cáo.
Bước 4: Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo
Chậm nhất 7 ngày làm việc:
Nếu người bị tố cáo không vi phạm pháp luật: khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật
Nếu người bị tố cáo vi phạm pháp luật: áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Mẫu đơn tố cáo Đảng viên vi phạm
Tải mẫu đơn tố cáo Đảng viên vi phạm
4. Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Mẫu đơn tố cáo Đảng viên vi phạm “. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Luattructuyen24h.com luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến mẫu hợp đồng, mẫu đơn,… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900 1145 hoặc 0972 798 172 để được các chuyên gia pháp lý của Luật trực tuyến 24h tư vấn trực tiếp.
5. Câu hỏi thường gặp
Người tố cáo có quyền gì?
Được phục hồi danh dự, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra theo quy định của pháp luật; – Khiếu nại quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Không nêu tên người tố cáo trong đơn tố cáo thì đơn có được giải quyết?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Thông tư 05/2021/TT-TTCP quy định như sau:
"Điều 19. Giữ bí mật thông tin và bảo vệ người tố cáo
Trong quá trình xử lý đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giữ bí mật thông tin của người tố cáo, nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người tố cáo đề nghị được bảo vệ thì người xử lý đơn báo cáo người đứng đầu xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật."
Như vậy, theo quy định trên việc giữ bí mật thông tin và bảo vệ người tố cáo cũng được quy định rất rõ. Cho nên việc không nêu tên người tố cáo trong đơn tố cáo và có đề nghị giữ bí mật thì đơn tố cáo vẫn được giải quyết bình thường.
1 2 3 4 5