MẪU ĐƠN TRÌNH BÁO CÔNG AN VỀ VIỆC BỊ ĐÁNH
10:12:00 02/12/2022
Bởi: Admin
1. Khái niệm
Đơn trình báo về việc bị đánh chính là văn bản ghi nhận việc cá nhân bị đánh; yêu cầu cần có sự can thiệp phân giải, giải quyết của công an; hoặc trình báo công an về những vấn đề liên quan đến việc mình bị đánh, bị bạo hành; được trình bày trong đơn tố cáo nhằm yêu cầu cơ quan này vào cuộc giải quyết vấn đề của mình.
2. Nội dung đơn trình báo công an về việc bị đánh
Đơn trình báo công an về việc bị đánh bao gồm các nội dung chính sau đây:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Tên văn bản: Đơn trình báo...
- Kính gửi: Cơ quan công an xã/phường/thị trấn...
- Thông tin người trình báo: ghi đầy đủ họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú; chứng minh nhân dân. căn cước công dân. Trường hợp có đại diện thay mặt thì phải ghi đầy đủ thông tin của người đại diện đó.
-Thông tin đối tượng bị trình báo: Người trình báo cần ghi rõ thông tin đối tượng; mà mình muốn trình báo cơ quan công an; cũng như trình bày rõ vụ việc mà đối tượng này đã gây ra cho mình.
- Nội dung cần phải đảm bảo trong đơn trình báo:
- Cần ghi rõ quyền và lợi ích của bản thân khi bị xâm phạm; (quyền được bảo đảm về sức khỏe, tính mạng, tinh thần...)
- Tóm tắt lại sự việc cần trình báo một cách ngắn gọn, trung thực; rõ ràng mọi diễn biến của vụ việc.
- Lời cam kết của người gửi đơn trình báo.
- Tài liệu được gửi kèm đơn trình báo chứng minh bản thân bị đánh.
Lưu ý khi viết đơn trình báo công an về việc bị đánh
- Thông tin ghi trong mẫu đơn nên thật chi tiết, chính xác, mạch lạc, rõ ràng; trách sai chính tả.
- Nội dung sự việc nên trình bày theo trình tự thời gian.
- Cung cấp chi tiết thông tin người trình báo; để cơ quan công an liên hệ lại dễ dàng khi cần.
- Người trình báo nên thực hiện nộp trực tiếp tại cơ quan công an; để được thụ lý vụ việc sớm nhất, tránh thất lạc.
3. Biểu mẫu
TẢI VỀ mẫu đơn trình báo công an về việc bị đánh
4. Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “MẪU ĐƠN TRÌNH BÁO CÔNG AN VỀ VIỆC BỊ ĐÁNH “. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Luattructuyen24h.com luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến hồ sơ, mẫu đơn,… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn pháp luật trực tiếp hoặc tư vấn pháp luật trực tuyến, quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900 1145 hoặc 0972 798 172 để được các chuyên gia pháp lý của Luật trực tuyến 24h tư vấn, hỗ trợ.
5. Câu hỏi thường gặp
(1) Hành vi đánh người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi đánh người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015.
(2) Tội cố ý gây thương tích thì đi tù mấy năm?
Theo quy định tại Điều 134, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi 2017. Tội cố ý gây thương tích được quy định như sau:
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;
h) Có tổ chức;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;
m) Có tính chất côn đồ;
n) Tái phạm nguy hiểm;
o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.
4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Do vậy, tùy từng mức độ thì tội cố ý gây thương tích sẽ chịu trách nhiệm hình sự khác nhau.
1 2 3 4 5