MẪU ĐƠN XIN ĐI LÀM LẠI SAU THAI SẢN

Bởi:

1. Khái niệm chế độ thai sản

Chế độ thai sản là quyền lợi mà người lao động nữ mang thai, sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi được hưởng khi tham gia đủ thời gian bảo hiểm xã hội nhất định.

2. Thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ

– Lao động nữ sinh con sẽ được nghỉ việc trước và sau khi sinh là 6 tháng, trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì được tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con thì người mẹ sẽ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh đối đa không quá 2 tháng.

– Sau khi sinh, nếu con bị chết thì số ngày nghỉ thai sản sẽ được xác định:

+ Con dưới 2 tháng tuổi chế thì người mẹ được nghỉ 4 tháng thai sản được tính từ ngày sinh con;

+ Con từ 2 tháng tuổi trở lên chết thì người mẹ được nghỉ thai sản 2 tháng tính từ ngày con chết.

Lưu ý thời gian nghỉ này sẽ không vượt quá thời gian nghỉ sinh con trong trường hợp thông thường và sẽ không được xác định là thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật lao động.

3. Điều kiện đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con

Theo quy định của Bộ luật lao động 2019, lao động nữ sau khi sinh đảm bảo các điều kiện nhất định mới có thể được đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản. Cụ thể căn cứ theo Khoản 4, Điều 139, Bộ Luật lao động 2019 quy định như sau:

“Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động.

Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”.

Như vậy, lao động nữ muốn đi làm lại phải đảm bảo 2 điều kiện sau:

  • Đã nghỉ ít nhất được 04 tháng hưởng chế độ thai sản;
  • Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động;
  • Được người sử dụng lao động đồng ý.

Lao động nữ sinh con có thể đi làm trước khi hết hạn nghỉ thai sản, tuy nhiên để đảm bảo cho sức khỏe và có điều kiện chăm sóc con tốt hơn nên nghỉ hết thời gian 06 tháng. Nếu xảy ra các dấu hiệu bất thường về sức khỏe trong quá trình làm việc người lao động cần tiến hành thăm khám để có phương án xử lý tốt nhất.

4. Nội dung chính của Đơn xin đi làm lại sau thai sản

Để người lao động có thể quay trở lại làm việc trước thời hạn thì người lao động cần phải gửi văn bản thông báo đến cho công ty,

Theo đó, một lá đơn xin đi làm lại cần có đầy đủ các thông tin cá nhân và phải có xác nhận của phía người có thẩm quyền thì mới được coi là một văn bản hoàn chỉnh. Củ thể như sau:

– Người lao động phải điền đầy đủ các thông tin cá nhân, bao gồm: Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, địa chỉ chỗ ở hiện tại…

– Ngoài ra cần cung cấp thêm các thông tin nhưng họ thuộc đối tượng nghỉ nào, thời gian nghỉ là bao lâu, thời gian muốn quay trở lại làm việc…

5. Biểu mẫu

TẢI VỀ mẫu đơn xin đi làm lại sau thai sản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN TRỞ LẠI CÔNG TÁC

Kính gửi: ....................................................................................................................................................

Tôi tên là:....................................................................................................................................................

Sinh ngày: .................................................................................................................................................

Nơi sinh:.......................................................................................................................................................

Cấp bậc:........................................................................................................................................................

Chức vụ:......................................................................................................................................................

Nghề nghiệp:................................................................................................................................................

Đơn vị làm việc:.............................................................................................................................................

Hộ khẩu thường trú:.......................................................................................................................................

Được sự đồng ý của ………………………………………… tôi được nghỉ thai sản từ: ngày……. tháng…….. năm…….. đến ngày…….. tháng……… năm…….. Đến nay, tuy chưa hết thời gian nghỉ thai sản nhưng tôi mong muốn được quay trở lại làm việc trước thời hạn vì tôi thấy mình có đủ sức khỏe để đi làm sớm (có xác nhận của bệnh viện). Tôi làm đơn này kính đề nghị…………………………………….. cho tôi được trở lại công tác từ ngày……..tháng ……..năm.………

Kính mong … ……………………………..xem xét và giải quyết.

.....,Ngày.……tháng.……năm.….

                                                                                                                                 Người làm đơn

                                                                                                                              (Kí và ghi rõ họ tên)

6. Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “MẪU ĐƠN XIN ĐI LÀM LẠI SAU THAI SẢN“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Luattructuyen24h.com luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến hồ sơ, mẫu đơn,… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn pháp luật trực tiếp hoặc tư vấn pháp luật trực tuyến, quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900 1145 hoặc 0972 798 172 để được các chuyên gia pháp lý của Luật trực tuyến 24h tư vấn, hỗ trợ.

7. Câu hỏi thường gặp

(1) Quyền lợi khi lao động nữ đi làm trước thời hạn nghỉ sinh con?


Nếu lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con, họ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn theo quy định của pháp luật. Đồng thời, lao động nữ vẫn được nhận đầy đủ tiền lương của những ngày làm việc sớm.

(2) Nghỉ việc sau thai sản có được hưởng tiền dưỡng sức không?

Lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau: Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày;

Lưu ý: Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Theo đó, thời điểm nghỉ dưỡng sức, phục hồi sau sinh là trong khoảng 30 ngày kể từ ngày người lao động quay trở lại công ty để làm việc. Điều đó có nghĩa là nếu sau khi sinh, người lao động không quay trở lại làm việc thì không có căn cứ để người lao động được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh.

4.00 trên 5 dựa trên 1 đánh giá
(5 đánh giá của khách hàng)
THÀNH VIÊN SÁNG LẬP
Dịch vụ chất lượng cao - Giải pháp hiệu quả nhất

Giải pháp của chúng tôi tạo nên sự khác biệt
Dịch vụ của chúng tôi luôn mang lại sự hài lòng cho khách hàng
Chúng tôi luôn cố gắng, cố gắng nhiều hơn nữa vì lợi ích cao nhất của khách hàng

Liên hệ luật sư


Captcha refresh
  • Thủ tục nhập khẩu
    Thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú

    27/05/2019 15:34:00

    Thành phần hồ sơ: a) Bản khai nhân khẩu (HK01). b) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu (HK02). c) Giấy chuyển hộ khẩu (HK07). d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ...  

  • Thủ tục xác nhận hộ gia đình thuộc diện được nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế
    Thủ tục xác nhận hộ gia đình thuộc diện...

    18/03/2019 14:34:00

    Thủ tục xác nhận hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2016-2020 thuộc diện đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế  

  • Điều kiện để một di chúc được coi là hợp pháp
    Điều kiện để một di chúc được coi là hợp pháp

    11/07/2018 10:03:00

    Quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế là những quyền cơ bản của công dân  được pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên, trên thực tế, do việc coi trọng những phong tục tập quán, tình cảm gia đình đã khiến cho không ít người bỏ qua việc đảm bảo thi hành quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế.

  • Cấm UBND xã nhận xét việc chấp hành pháp luật vào Sơ yếu lý lịch
    Cấm UBND xã nhận xét việc chấp hành pháp...

    02/10/2017 15:39:00

    Khi chứng thực Sơ yếu lý lịch của công dân thì UBND cấp xã, Phòng tư pháp thuộc UBND cấp huyện, các tổ chức hành nghề công chứng tuyệt đối không được phê nội dung nhận xét về việc chấp hành chủ trương, pháp luật, chính sách, quy định… của Đảng, Nhà nước, địa phương...

  • Đăng ký thành lập mới Công ty được hợp nhất là Công ty TNHH Một thành viên dó Cá nhân làm chủ sở hữu
    Đăng ký thành lập mới Công ty được hợp...

    31/05/2017 14:15:00

    Thành phần hồ sơ: 1. Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp (đã ghép nội dung công bố thông tin); 2. Điều lệ Công ty; 3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP của chủ sở hữu công ty; 4. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp...

 

Đang xử lý...