MẪU ĐƠN XIN NGHỈ KHÔNG LƯƠNG DƯỠNG THAI MỚI NHẤT
03:11:00 30/11/2022
Bởi: Admin
1. Khái niệm
Nghỉ dưỡng thai là một trong những quyền lợi của người lao động mang thai có chỉ định phải tạm ngừng việc để đảm bảo sức khỏe mẹ và thai nhi.
2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Chế độ thai sản là một chế độ nằm trong bảo hiểm xã hội, người lao động khi đáp ứng đủ các yêu cầu theo luật định sẽ được nghỉ và hưởng tiền chế độ. Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện thai sản như sau:
“1.Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2.Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3.Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4.Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
3. Quyền lợi của lao động nữ nghỉ dưỡng thai
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế được hưởng chế độ ốm đau theo quy định.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy thì không được hưởng chế độ ốm đau.
Thời gian hưởng và mức hưởng như sau:
– Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường: Nghỉ hưởng chế độ ốm đau 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
– Mức hưởng tính theo tháng: Bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (hoặc của tháng đó).
Ngoài ra, theo quy định tại Thông tư số 46/2016, một số trường hợp thai nghén, sinh đẻ và hậu sản cũng được liệt kê vào Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày như: Chửa trứng, rau cài răng lược, rau tiền đạo trung tâm, rỉ ối có điều trị để làm chậm chuyển dạ, tiền sản giật thể trung bình và nặng…
Nếu thuộc vào một trong các trường hợp nêu trên, người lao động được nghỉ tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
4. Biểu mẫu
TẢI VỀ mẫu đơn xin nghỉ không lương dưỡng thai mới nhất
5. Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “MẪU ĐƠN XIN NGHỈ KHÔNG LƯƠNG DƯỠNG THAI MỚI NHẤT“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Luattructuyen24h.com luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến hồ sơ, mẫu đơn,… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn pháp luật trực tiếp hoặc tư vấn pháp luật trực tuyến, quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900 1145 hoặc 0972 798 172 để được các chuyên gia pháp lý của Luật trực tuyến 24h tư vấn, hỗ trợ.
6. Câu hỏi thường gặp
(1) Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi như thế nào?
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
(2) Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai là bao lâu?
Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
- 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
- 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
Tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
(3) Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý là bao lâu?
- Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
- 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
- 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
- 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản này sẽ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
1 2 3 4 5