MẪU ĐƠN XIN VAY TIỀN CÔNG ĐOÀN MỚI NHẤT
08:11:00 30/11/2022
Bởi: Admin
1. Khái niệm
Mẫu đơn xin vay tiền công đoàn là mẫu đơn do cá nhân lập ra gửi đến công đoàn để xin được vay tiền của công đoàn. Mẫu đơn xin vay tiền công đoàn nêu rõ các thông tin về người vay( họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi công tác), số tiền xin vay lý do vay, nội dung đơn, thời gian vay, thời gian trả…
Mẫu đơn xin vay tiền công đoàn là mẫu đơn được dùng để xin vay tiền của công đoàn. Mẫu đơn xin vay tiền công đoàn là cơ sở để Ban chấp hành công đoàn côn ty xem xét về đề nghị của người vay. Mẫu đơn xin vay tiền công đoàn được gửi đến ban chấp hành công đoàn công ty.
2. Quyền và trách nhiệm của Công đoàn
Quyền và trách nhiệm của công đoàn được quy định từ Điều 10 đến Điều 17 Luật Công đoàn 2012 như sau:
(1) Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động:
- Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.
- Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
- Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.
- Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
- Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.
- Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
- Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.
- Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.
- Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.
- Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
(2) Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội:
- Tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động và chính sách, pháp luật khác liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
- Phối hợp với cơ quan nhà nước nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn, vệ sinh lao động.
- Tham gia với cơ quan nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động, tập thể người lao động theo quy định của pháp luật.
- Tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Phối hợp tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
(3) Trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật:
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnh ra trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Công đoàn các cấp có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
(4) Tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị:
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chủ tịch công đoàn các cấp có quyền, trách nhiệm tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị của các cơ quan, tổ chức hữu quan cùng cấp khi bàn và quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.
(5) Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp:
- Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Khi tham gia, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát, Công đoàn có quyền sau đây:
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu và giải trình những vấn đề có liên quan;
+ Kiến nghị biện pháp sửa chữa thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm, khắc phục hậu quả và xử lý hành vi vi phạm pháp luật;
+ Trường hợp phát hiện nơi làm việc có yếu tố ảnh hưởng hoặc nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng người lao động, Công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động.
(6) Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động:
- Tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
- Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
(7) Phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở
- Công đoàn có quyền, trách nhiệm phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm cử cán bộ công đoàn đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
(8) Quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với người lao động ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở:
Ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động khi được người lao động ở đó yêu cầu.
3. Biểu mẫu
TẢI VỀ mẫu đơn xin vay tiền công đoàn mới nhất
4. Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “MẪU ĐƠN XIN VAY TIỀN CÔNG ĐOÀN MỚI NHẤT“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Luattructuyen24h.com luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến hồ sơ, mẫu đơn,… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn pháp luật trực tiếp hoặc tư vấn pháp luật trực tuyến, quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900 1145 hoặc 0972 798 172 để được các chuyên gia pháp lý của Luật trực tuyến 24h tư vấn, hỗ trợ.
5. Câu hỏi thường gặp
(1) Ai có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn được quy định tại Điều 5 Luật Công đoàn 2012 như sau:
- Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
- Trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
(2) Hệ thống tổ chức công đoàn như thế nào?
Theo Điều 7 Luật Công đoàn 2012 thì hệ thống tổ chức công đoàn bao gồm có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Công đoàn cơ sở được tổ chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
1 2 3 4 5