MẪU ĐƠN XIN XÁC NHẬN CƯ TRÚ TẠI ĐỊA PHƯƠNG MỚI NHẤT
11:11:00 30/11/2022
Bởi: Admin
1. Khái niệm
Đơn xin xác nhận của địa phương là một loại giấy tờ cần được xác thực về mặt pháp lý yếu tố xác thực của giấy này chính là con dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi có thẩm quyền xác thực các yếu tố cho một cá nhân.
Giấy xác nhận nơi cư trú là văn bản có nội dung ghi nhận thông tin cư trú của một người tại địa chỉ đang cư trú, được cơ quan có thẩm quyền cấp để sử dụng cho các thủ tục hành chính, thủ tục tố tụng và các giao dịch dân sự.
2. Xin cấp xác nhận cư trú
Những người được thực hiện thủ tục xin công an xác nhận tạm trú, xác nhận nơi cư trú gồm:
- Chủ hộ xin xác nhận tạm trú của người trong hộ khẩu. Trường hợp người xin xác nhận tạm trú không có tên trong hộ khẩu thì kèm theo đơn xin xác nhận tạm trú chủ hộ phải nộp kèm bản khai nhân khẩu HK02 và đơn xin tạm vắng của người cần xin xác nhận tạm trú.
- Người trong hộ khẩu xin xác nhận tạm trú cho những người có tên trong hộ khẩu.
- Cá nhân xin xác nhận nơi cư trú của cá nhân khác để hoàn thiện hồ sơ khởi kiện gửi tới Tòa án
Theo quy định, thẩm quyền xác nhận thông tin về cư trú thuộc thẩm quyền của công an cấp xã.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Luật cư trú 2020, định nghĩa nơi cư trú của người dân như sau:
Điều 11. Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.
2. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật cư trú
3. Biểu mẫu
TẢI VỀ mẫu đơn xin xác nhận cư trú tại địa phương mới nhất
4. Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “MẪU ĐƠN XIN XÁC NHẬN CƯ TRÚ TẠI ĐỊA PHƯƠNG MỚI NHẤT“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Luattructuyen24h.com luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến hồ sơ, mẫu đơn,… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn pháp luật trực tiếp hoặc tư vấn pháp luật trực tuyến, quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900 1145 hoặc 0972 798 172 để được các chuyên gia pháp lý của Luật trực tuyến 24h tư vấn, hỗ trợ.
5. Câu hỏi thường găp
(1) Cư trú là gì?
Theo khoản 2 Điều 2 Luật cư trú năm 2020 giải thích về cư trú như sau:
“Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn Vị hành chính cấp xã).”
Trong đó:
– Nơi ở hiện tại là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú mà công dân đang thường xuyên sinh sống; trường hợp không có nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi ở hiện tại là nơi công dân đang thực tế sinh sống.
– Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú.
– Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
(2) Xác nhận thông tin về cư trú như thế nào?
– Công dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
– Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú. Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú và có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú dưới hình thức văn bản (có chữ ký và đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) hoặc văn bản điện tử (có chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) theo yêu cầu của công dân.
– Trường hợp nội dung đề nghị xác nhận của cá nhân hoặc hộ gia đình chưa được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì cơ quan đăng ký cư trú hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục để điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định tại Điều 26 Luật Cư trú.
(3) Điều kiện đăng ký thường trú là gì?
- Cá nhân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì đăng ký thường trú tại tỉnh đó.
- Trong trường hợp đăng ký tại thành phố trực thuộc trung ương thì phải có chỗ ở hợp pháp, được sự đồng ý của chủ hộ khẩu cho phép nhập vào sổ hộ khẩu của mình, được sự điều động đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, hoặc trước đã đăng ký thường trú tại các thành phố trực thuộc trung ương và quay về sinh sống chỗ ở hợp pháp của mình, hoặc đáp ứng một số điều kiện khác theo quy định pháp luật.
1 2 3 4 5