MẪU ĐƠN XIN XÁC NHẬN DÂN SỰ MỚI NHẤT
11:11:00 30/11/2022
Bởi: Admin
1. Khái niệm
Đơn xin xác nhận dân sự là văn bản được dùng để chứng minh và xác nhận việc công dân không vi phạm các chủ trương của Đảng và Nhà nước, không vi phạm pháp luật và không có tiền án, tiền sự.
2. Mục đích của đơn xin xác nhận dân sự
Đơn xin xác nhận dân sự thường được sử dụng vào các mục đích sau:
- Làm hồ sơ xin việc;
- Làm hồ sơ đi xuất khẩu lao động;
- Làm hồ sơ kết nạp Đảng;
- Làm hồ sơ tốt nghiệp…
3. Nội dung của Đơn xin xác nhận dân sự
Thông thường, Đơn xin xác nhận dân sự sẽ bao gồm các thông tin:
- Tên, địa chỉ thường trú của người xin xác nhận;
- Họ, tên, địa chỉ thường trú của bố, mẹ;
- Họ tên, địa chỉ thường trú của vợ, chồng;
- Phần cam đoan hoặc xác nhận
- Phần thông tin xác thực của địa phương.
4. Thủ tục xin xác nhận dân sự
Hồ sơ
- Đơn xin xác nhận dân sự.
- Giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh cư trú
Một số giấy tờ chứng minh thông tin nhân thân thông dụng hiện nay nhất là CMND, căn cước công dân và hộ chiếu. Bất kỳ trong thủ tục nào, mọi người cũng đều phải có giấy chứng minh nhân dân và trong hồ sơ xin giấy xác nhận dân sự cũng không ngoại lệ.
- Sổ hộ khẩu/ Sổ tạm trú, tạm vắng/ Các giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp, ghi nhận tình trạng cư trú.
Thủ tục
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy xác nhận dân sự
Hồ sơ xin giấy xác nhận dân sự phải đảm bảo các loại giấy tờ đã liệt kê ở phía trên. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp mọi người cần làm rõ các thông tin khác theo yêu cầu của các cơ quan chức năng. Đôi khi cũng cần phải xuất trình thêm một số giấy tờ, tài liệu khác.
♦ Đơn yêu cầu cần điền rõ thông tin, kê khai trung thực, chính xác phù hợp với nội dung các giấy tờ, tài liệu khác đã xuất trình.
♦ Các giấy tờ xuất trình phải đảm bảo về mặt pháp lý và thường là bản mới nhất được cấp.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin giấy xác nhận dân sự tới cơ quan chức năng
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan đến việc xin giấy xác nhận dân sự xong, mọi người nộp hồ sơ tại các cơ quan: Công an xã, phường, thị trấn nơi mình cư trú.
Bước 3: Xin nhận giấy xác nhận dân sự
Hiện nay, ở một số địa phương thường không cấp xác nhận dân sự. Do đó, dựa vào mục đích của mình, mọi người có thể xin giấy tờ khác để thay thế như xin phiếu lý lịch tư pháp số 1 hoặc số 2.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “MẪU ĐƠN XIN XÁC NHẬN DÂN SỰ MỚI NHẤT“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Luattructuyen24h.com luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến hồ sơ, mẫu đơn,… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn pháp luật trực tiếp hoặc tư vấn pháp luật trực tuyến, quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900 1145 hoặc 0972 798 172 để được các chuyên gia pháp lý của Luật trực tuyến 24h tư vấn, hỗ trợ.
Mẫu đơn
TẢI VỀ Mẫu đơn xác nhận dân sự mới nhất
5. Câu hỏi thường gặp
(1) Xin giấy xác nhận dân sự mất bao nhiều tiền?
Khi tiến hành thủ tục xin xác nhận dân sự tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn, người làm thủ tục hành chính sẽ phải đóng một mức phí cố định theo quy định của nhà nước hoặc bảng chi phí được duyệt tại địa phương.
Khoản phí phải đóng thực tế thường dao động từ 10.000đ cho đến 20.000đ trên một lần xin giấy xác nhận dân sự. Đây là mức phí chung tại gần như tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc. Trong các trường hợp việc xác nhận được thực hiện tại Cơ quan công an cấp xã, phường, thị trấn, phần phí có thể thay đổi. Nhưng hiện nay đa phần các cơ quan công an thường từ chối thủ tục này và yêu cầu người thực hiện phải làm theo thủ tục xin Phiếu lý lịch tư pháp tại Sở tư pháp cấp tỉnh của địa phương.
(2) Có xin xác nhận cư trú online được không?
Có. Thủ tục làm giấy xác nhận dân sự online như sau:
Bước 1: Người dân truy cập website https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home
Tại đây, cần chọn đúng đối tượng nộp hồ sơ:
– Công dân Việt Nam thường trú/tạm trú ở trong nước;
– Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
– Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam;
– Công dân Việt Nam không xác định được nơi thường trú/tạm trú;
– Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
Sau khi chọn đối tượng nộp hồ sơ, hệ thống sẽ yêu cầu khai báo nơi thường trú hoặc tạm trú; sau đó nhấn mũi tên để tiếp tục.
Bước 2: Nhập Tờ khai
Sau khi chọn nơi thường trú hoặc tạm trú, hệ thống sẽ tự động nhảy về trang cấp Phiếu lý lịch tư pháp của địa phương.
Chẳng hạn, nơi thường trú là Hà Nội, hệ thống sẽ nhảy về trang Dịch vụ đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến của Hà Nội với các thông tin hỗ trợ phía bên dưới.
Lúc này, người dân nhấn vào ô Nhập Tờ khai, hệ thống tự động nhảy về trang Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Bước 3: Khai Tờ khai
Nhập Thông tin cơ bản, Thông tin về cha mẹ: những trường thông tin đánh dấu " * " màu đỏ là bắt buộc phải nhập.
Đối với Quá trình cư trú, nhấp Nhập thông tin cư trú phần màu xanh để điền vào các ô trống.
Sau khi nhập xong một quãng thời gian cư trú, nhấn tiếp Nhập thông tin cư trú để điền tiếp.
Lưu ý: Tối đa có thể nhập đến 15 bản ghi thông tin về quá trình cư trú.
Đối với Thông tin khác, mặc dù không đánh dấu " * " nhưng cần điền đầy đủ:
– Mục đích cấp phiếu;
– Số lượng phiếu cấp thêm;
– Thông tin án tích;
– Yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số:…;
– Có hay không yêu cầu xác nhận về nội dung cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản.
Tại mục Mức thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp, người dân tự xác định mình thuộc đối tượng đóng phí nào để tích cho đúng: Đóng phí thông thường, được giảm phí, miễn phí.
Chú ý: Công dân phải xác định đúng mức lệ phí phải nộp. Trường hợp sai, Hồ sơ sẽ không được tiếp nhận!
Tại Hồ sơ đính kèm, người dân cần chụp ảnh/scan các giấy tờ sau để tải lên làm căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ:
– Chứng minh nhân dân (scan 2 mặt);
– Hộ khẩu thường trú (scan đầy đủ trang bìa và các trang đã ghi thông tin liên quan đến bản thân).
Ở mục Dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, người dân lựa chọn đơn vị chuyển phát hoặc không sử dụng.
Nếu chọn đơn vị chuyển phát, người dân được lựa chọn Đăng ký nộp hồ sơ tại nhà (nhân viên đơn vị chuyển phát sẽ đến nhà để thu hồ sơ) và Đăng ký nhận kết quả tại nhà (nhân viên chuyển phát đến nhà để trả kết quả), hoặc chỉ chọn 01 trong 02 dịch vụ.
Đăng ký dịch vụ nào thì phải bắt buộc nhập địa chỉ lấy hồ sơ/trả kết quả tương ứng.
Chú ý: Công dân không nhập địa chỉ nộp hồ sơ và trả kết quả ngoài lãnh thổ Việt Nam!
Cuối cùng, chọn Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm về lời khai, các dịch vụ đã đăng ký của mình và ấn Tiếp tục.
Bước 4: Xác nhận thông tin kê khai
Lúc này, hệ thống hiện ra Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp dùng cho cá nhân dựa trên các thông tin công dân đã khai trước đó.
Người dân kiểm tra toàn bộ thông tin, sửa khi có sai sót.
Nhập mã xác nhận và ấn Tiếp tục.
Bước 5: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Hệ thống sẽ trả về mã số đăng ký trực tuyến. Người dân ghi nhớ mã số và chuẩn bị hồ sơ theo quy định. Nhân viên Bưu chính sẽ liên hệ và đến địa chỉ đã đăng ký để thu hồ sơ, phí (trường hợp đăng ký lấy hồ sơ qua bưu chính) hoặc nộp hồ sơ yêu cầu trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc gửi hồ sơ yêu cầu qua dịch vụ bưu chính…
1 2 3 4 5